Trong quá trình thiết kế do những lý do riêng rất nhiều công trình đã đặt bếp ở hướng Bắc, nói cách khác khi thiết kế phòng khách hoặc phòng ăn ở những vị trí có ánh sáng tốt như hướng Đông hoặc hướng Đông Nam thì đương nhiên nhà bếp chỉ còn đặt ở hướng Đông Bắc hoặc hướng Bắc.
Nếu nhà bếp thuộc hướng không tốt những vấn đề thường nảy sinh từ bếp nấu và bồn rửa so với khoảng cách của nhà bếp thì không có quan hệ gì. Chỉ cần đặt vị trí giữa bếp và bàn rửa cách nhau khoảng 60cm là được.
Vị trí của nước và bếp sắp xếp tương đối thích hợp, cũng có thể đặt vuông góc với nhau nhưng cần phải tránh thẳng hàng. Nếu như lửa và nước nhất thiết phải đối diện mặt nhau thì cũng nên cố gắng cách càng xa càng tốt.
Ngày nay nhiều căn nhà khi thiết kế chỉ chiếm một diện tích nhỏ cho việc bố trí vòi nước và bếp ga, nên có thể chừa lại một khoảng không gian tương đố rộng cho chủ nhà tự do xắp xếp nhà bếp. Đối với nhà bếp có không gian tương đối nhỏ thì cần phải suy tính đến kích thước dành cho hoạt động của con người, kích thước dành cho hoạt động của các thiết bị gia cụ nhằm tránh va chạm lẫn nhau gây trở ngại cho hoạt động của con người. Việc bố trí không gian thao tác cho nhà bêp thông thường chia thành bốn dạng hình thức: bố trí theo dạng chữ Nhất ở một mặt tường, bố trí theo dạng chữ Nhị ở hai bên đường đi, bố trí theo dạng chữ L hoặc kiểu chữ U.
Trong nhà bếp vị trí dành cho nước trước tiên nên suy nghĩ đặt ở hướng Bắc, Đông và Nam là tốt nhất, tiếp đến là hướng Tây.Vị trí của bếp trước hết nên đặt ở hướng Nam, Đông và Đông Nam là tốt nhất. Đương nhiên phải phối hợp giữa Thủy và Hỏa. Nếu như cả nước và lửa được đặt ở vách Tây thì tốt nhất nước nên đặt ở đầu phía Bắc còn lửa thì đặt ở đầu phía Nam. Còn nếu cả nước và lửa cùng bố trí ở vách Đông thì tủ lạnh có thể đặt ở hướng Đông Nam, hướng Nam hoặc hướng Tây.