Phật giáo cũng không ngoại lệ, cây cối trong lịch trình vận mệnh của Phật, đặc biệt là thời khắc Phật sinh ra, thời khắc giác ngộ và mất đi, cây đều chiếm vị trí quan trọng nổi bật.
Ảnh tượng Phật dưới tán cây tại Ấn Độ
Ấn Độ là nơi Phật giáo sinh ra, cây Bồ đề nơi Phật ngộ đạo đến nay vẫn được tôn sùng. Cây này là biểu tượng của sức mạnh tâm linh, chiếm địa vị quan trọng trong các hình tượng của Phật giáo. Khác với nhiều Phật giáo được vẽ trong các bức tranh, hay hình ảnh, cây cối không bị gò bó, tùy thời thay đổi, nhưng vẫn biến mà không biến, nó có tác dụng làm cầu nối giữa vật chất và tinh thần.
Ảnh "Cây ôm đầu Phật" ở Thái Lan
Tại Thái Lan, trong thành cổ Ayutthaya, có một cảnh tượng lỳ lạ “Cây ôm đầu Phật”. Về việc này có rất nhiều truyền thuyết, cho rằng: Khi thành cổ Ayutthaya bi cướp, đầu tượng Phật bi chặt rơi xuống và lăn xuống tới cây bồ đề, vài trăm năm sau, đầu tượng Phật và cây đã hợp thành một thể. Ngày nay đầu tượng Phật trong gốc cây Bồ đề nở nụ cười nhẹ nhàng. Phật trong vạn vật sinh trưởng, Phật pháp là tự nhiên, vạn vật tiếp hợp Phật pháp. Tất cả đều có rất nhiều dụng ý.
Ảnh "Đức Phật giáng sinh" ở Washington Mỹ
“Đức Phật giáng sinh”, Vương triều Quý Sương (cuối thế kỷ thứ 2 đầu thế kỷ thứ 3 sau công nguyên). Tại Washington của Mỹ, trong phòng tranh Freer Gallery of Art có một bức phù điêu miêu tả cảnh Hoàng hậu Maya chuẩn bị lâm bồn trong một khu rừng, bèn lấy một cái cây, sinh ra đứa trẻ là Thái tử. Bức phù điêu miêu tả Hoàng hậu Maya với ba đường cong, có nhiều người hầu vây quanh. Tay Hoàng hậu với lên trên, nắm lấy lá cây và bên phải xuất hiện đức Phật giáng sinh.
Ảnh Đức Phật xếp bằng giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề ở Thái Lan
Đức Phật dưới gốc cây Bồ đề, ở Thái Lan thời kỳ Dvaravatin (thế kỷ 7 đến thế kỷ 9 sau Công nguyên), bức Terr-cotta do bảo tàng nghệ thuật sưu tập lưu giữ. Tương truyền Thái tử sống trong cảnh xa hoa, năm 30 tuổi rời khỏi Hoàng cung, xuất gia cầu đạo. Mặc dù theo rất nhiều thầy để tìm đạo tu hành, nhưng vẫn không ngộ đạo. Cho đến khi tìm đến cây bồ đề nghỉ chân, rồi ngồi thiền dưới gốc cây. Sau vài ngày đã được giải thoát, đạt đến cõi Niêt bàn của phương Bắc, giác ngộ thành Phật. Từ đó Bồ đề trở thành cây giác ngộ. Khoảng khắc Phật Thích Ca thành đạo dưới cây Bồ đề được miêu tả trong rất nhiều bức tranh, bức tượng, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á.
Ảnh "Đức Phật nhập diệt" ở Nhật Bản
"Đức Phật nhập diệt” của Nhật Bản thời Izu (1600-1868), được khắc bằng gỗ, tô màu bằng tay. Những giây phút cuối cùng của Phật cũng không rời khỏi cây.
Ảnh Đức Phật bao bọc trong thân cây ở Myanmar
Myanmar năm 1860 cũng tìm thấy tượng phật bị bao bọc trong thân cây. Những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của Đức Phật đều có cây bên cạnh.