Sau khi được lạng mỏng như tờ giấy, miếng gỗ này tạm gọi là veneer được dán vào các mặt ván gỗ công nghiệp như dán lên ván MDF, dán lên ván MFC, dán lên ván gỗ ghép cao su, ghỗ ghép tạp, gỗ dăm. Sau khi đã dán tấm Veneer lên nền ván hoàn chỉnh sẽ tới công đoạn ép tấm này bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt. Cuối cùng dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp.
Gỗ tự nhiên và gỗ veneer có giống nhau?
Xin thưa quý khách hàng là gỗ veneer và gỗ tự nhiên xét về kết cấu là không giống nhau. Rất nhiều cơ sở sản xuất lừa khách hàng mình rằng gỗ veneer là gỗ tự nhiên và rất cứng chắc. Điều này thường xảy ra khi gia chủ ít kinh nghiệm trong ngành gỗ.
Sau khi xem video thì quý khách đã hiểu rõ ràng, gỗ veneer chỉ là miếng dán của gỗ tự nhiên chưa đầy 1mm trên nền một tấm ván công nghiệp, mà bản thân ván công nghiệp và những dăm gỗ được trộn lẫn với keo tạo thành ván. Chính vì vậy không thể nào nói gỗ veneer là gỗ tự nhiên và có độ bền và cứng ngang nhau.
Vậy người ta sản xuất gỗ veneer để làm gì? Mục đích gỗ veneer được tạo ra là nhằm mục đích lấy các vân gỗ đẹp trên gỗ tự nhiên để dán vào tám ván công nghiệp nhìn cho thật hơn và đẹp hơn. Có nhiều người không biết, nhìn vào tấm gỗ veneer cứ tưởng là gỗ tự nhiên, nhất là khi kỹ thuật gián gỗ veneer vào nền ván khác đạt ở trình độ cao.
Có bao nhiêu loại gỗ veneer
Không thể kể chính xác là có bao nhiêu loại veneer, chúng ta cứ hiểu rằng nếu nhà sản xuất sử dụng gỗ tràm để lạng mỏng ra rồi dán lên miếng ván MFC thì ta được veneer tràm trên nền MFC. Còn nếu nhà sản xuất lạng mỏng gỗ sồi Mỹ dán lên nền ván ghép cao su ta được veneer sồi trên nền ván ghỗ ghép cao su…Cứ thế ta suy ra tên gọi của từng loại veneer.
Lưu ý, khi đặt hàng gỗ veneer quý khách hàng nên hỏi kỹ veneer gì trên nền ván gì. Bởi nếu chúng ta không hỏi kỹ sẽ không biết được nền ván mà nhà sản xuất sử dụng, sau ki dán xong và đóng thành phẩm chúng ta chỉ sẽ nhìn thấy lớp veneer mà thôi chứ không biết cốt gỗ bên trong. Mỗi loại cốt gỗ có độ bền, thẩm thấu nước khác nhau…khách hàng có thể sẽ bị các đơn vị sản xuất mộc qua mặt chỗ này và chất lượng sản phẩm cũng vì thế thay đổi theo.
Một miếng veneer được sản xuất từ gỗ ASH – xuất xứ USA
Một miếng veneer được sản xuất từ gỗ sồi – xuất xứ USA
Gỗ veneer có tốt không
Gỗ veneer được xếp vào nhóm gỗ công nghiệp, do đó độ bền bao giờ cũng thua gỗ tự nhiên, tuy nhiên nó lại có ưu điểm là vân gỗ bao giờ cũng liền mạch vì được dán rất kỹ thuật trên nền ván công nghiệp. Cũng chính ưu điểm lớn nhất này nên các khách hàng thích cái đẹp rất dễ bị lôi cuốn vào dòng sản phẩm này mà quên đi các kết cấu khác của gỗ.
Ưu điểm của gỗ Veneer:
Gỗ Veneer có giá thành rẻ, hợp lý với mọi đối tượng sử dụng, phù hợp với nhu cầu kinh tế của từng gia đình. Gỗ Veneer có thể sản xuất ra nhiều mặt hàng và đồ gỗ nội thất có giá trị khác nhau, mặt khác loại gỗ này chống cong vênh, bề mặt sáng và có màu sắc tự nhiên.
Nhược điểm của gỗ Veneer
Do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ veneer hạn chế về độ chịu nước, dễ bị hỏng, rạn nứt. Vì vậy gỗ veneer thường chỉ được sử dụng ở những vị trí khô ráo, ít tiếp xúc với nước.
Ở các nước tiên tiến, việc sử dụng gỗ veneer để sản xuất ra các vật dụng nội thất và trang trí trong nhà khá rộng rãi. Họ ý thức được nguồn tài nguyên gỗ có hạn, cần có biện pháp bảo tồn và sử dụng gỗ tiết kiệm, đúng mục đích.
Veneer ứng dụng làm vách trang trí
Veneer ứng dụng làm tủ âm tường
Đến đây chắc các bạn đã hiểu rõ gỗ veneer là gì và ứng dụng của gỗ veneer hiện nay rồi chứ gì? Rất mong quý khách hàng vẫn tiếp tục tin yêu và sử dụng các sản phẩm nội thất gỗ của chúng tôi trong thời gian tới. Trân trọng!