Đền Kasuga Taisha cổ đại là nơi thờ Thần, tên cũ là Kasuga, được xây dựng vào năm 710, để thờ cúng thần của gia tộc Fujiwara. Năm Jingo-keiun thứ 2 tức năm 768 Đền đã được xây dựng xong, về sau thế lực của dòng họ Fujiwara ngày càng gia tăng, quy mô của Đền cũng ngày càng được mở rộng.
Đến trước thời kỳ Heian Period, đền phát triển với quy mô ngày nay còn giữ được nguyên vẹn. Bên trong đền thờ cúng các vị thần gồm: hai thần bảo hộ là thần Kashima Shrine và thần Katori shrine, hai tổ thần là thần Ameno-Koyane và thần Than Sellling. Ngày tế lễ chính của Đền là 13 tháng 3 hàng năm.
Núi Xuân là trung tâm của các Kasuga trên khắp Nhật Bản, là nơi thờ thần núi, nghìn năm trở lại đều không chặt cây, đây là khu rừng nguyên sinh rộng lớn. Nơi đây đã được Tổ chức UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa thế giới".
Hành lang dẫn đến đại sảnh lớn của Kasuga Taisha được treo 1780 đèn lồng cao thấp. Cuối con đường là toàn Điện màu đỏ điều, có cửa cao khoảng 10m, rất hoành tráng. Hai bên cửa thiết kế giống như hình cánh chim bay. Điện chính ngay từ thời cổ, khi xây dựng đã được lấy tên cây dây leo nổi tiếng, cành nhiều, đung đưa. Đặc biệt vào tháng 5, hoa Vani nở rộ, càng khiến cho màu đỏ điều của cửa chính tăng thêm hoa lệ. Trong Kasuga Taisha được trồng 300 loài thực vật, đều được ghi tên trong những bài hát cổ “Tập vạn diệp”. Ngoài ra, nơi đây còn lưu trữa 520 bảo vật cấp quốc gia trong số 3000 hiện vật.
Theo phong tục Thần đạo giáo, thậm chí đến giữa thế kỷ 19, cứ cách 20 năm phải xây dựng mới một lần. Phong cách bình an hiện tại của Đền Kasuga Taishu là được lưu giữ bảo tồn trong lần xây dựng mới năm 1863. Phong cách biểu diễn tế thần này nổi tiếng khắp thế giới, đều dùng mặt nạ và trống nhảy múa.
Xây dựng Kasuga Taishu ban đầu chỉ dành cho giới quý tộc hoàng gia, sau đó dần phổ cập là tôn giáo tĩn ngưỡng của nhân dân. Sau khi được phổ biến, khắp nơi trên đất nước Nhật Bản, nhiều chi nhánh của Kasuga Taishu được xây dựng lên. Trong ngày lễ của Đền Kasuga Taishu được thắp rất nhiều đèn lồng với nhiều hình dạng, chất liệu khác nhau để “triệu chiếc đèn” cùng tỏa sáng.
Hầu hết những hiện vật này là do những người dân dâng tiến, người dân đạt niềm tin nơi đây. Hàng năm từ tháng 2 đến tháng 8 diễn ra lễ hội “triệu đèn lồng”, tất cả mọi đèn lồng được thắp sáng, hàng triệu đèn nhấp nháy, tạo nên khung cảnh như một giấc mơ tuyệt đẹp. Các tín đồ mặc Kimono, chân guốc mộc, nét mặt trang nghiêm sùng kính.
Tại Kasuga Taishu còn có hiện tượng là là: bất kể là ở đại điện nghiêm trang, dọc hành lang, đèn lồng hay từ thảm cỏ xanh đều có thể nhìn thấy hình dáng mềm mại của hươu saođi dạo hay nghỉ ngơi, đều mang tâm thế bình thản, như là chủ nhân của nơi đây, du khách du lịch ngược xuôi cũng không ảnh hưởng gì đến tâm thế của chúng.
Kasuga Taishu xây dựng là để tế thần linh, nhưng phong cách nơi đây khác với phong cách trầm mặc của tông miếu, nơi đây dường như ít thấy sự trầm mặc đè nén, sự tiếp xúc giữa trời, đất, thần cùng với người đều hòa hợp, bước vào ngôi Đền như thoát khỏi chốn náo nhiệt, bụi trần, tĩnh lặng tâm linh.