Cửa Thần Vũ: Nằm ở phía Bắc Tử Cấm Thành, được xây dựng thời nhà Minh, niên hiệu Vĩnh Lạc 18 tức năm 1420. Cửa trước vốn có tên là Huyền Vũ Môn. Năm 1924, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc là Phổ Nghi bị trục xuất ra khỏi cung tại cửa này.
Điện Phụng Tiên: Nằm ở phía Đông Tử Cấm Thành, được xây dựng vào năm niên hiệu Vĩnh Lạc, đầu thế kỷ 15.
Cung Trai: Nằm ở phía Đông Tam cung, phía Nam Lục cung, là nơi Hoàng đế ở để chuẩn bị cúng, giỗ, tế lễ lớn. Được xây dựng thời nhà Thanh, niên hiệu Ung Chính thứ 9, tức năm 1731. Hoàng đế cùng các đại thần trong lễ trai giới, không được vui, không được uống rượu, không được ăn cay…để bày tỏ lòng tôn kính.
Cung Ninh Thọ: Nằm ở phía sau điện Hoàng Cực. Niên hiệu Càn Long 41, tức năm 1776 được xây dựng lại. Nơi đây tổ chức lễ mừng thọ 80 của vua Càn Long, mừng thọ 50 của vua Gia Khánh…vv cùng lễ mừng thọ của các vương công, đại thần trong triều.
Đường Lạc Thọ: Nằm trong khu cung Ninh Thọ, phía sau điện Dưỡng Thọ. Được xây dựng vào thời nhà Thanh, niên hiệu Càn Long thứ 41, tức năm 1776.
Cửa Nhất Thiên: Là cửa phía Nam trong Ngự Hoa Viên, được xây dựng thời nhà Minh, niên hiệu Gia Tĩnh ở thế kỷ 16.
Điện Khâm An: Nằm trong Ngự Hoa Viên, được xây dựng thời nhà Minh, niên hiệu Gia Tĩnh năm 1535.
Càn Giáng Tuyết: Ở phía Nam trong Ngự Hoa Viên.
Trai Dưỡng Tính: Ở phía Tây Nam trong Ngự Hoa Viên.
Đền Tứ Thần: Ở phía Tây trong Ngự Hoa Viên, được xây dựng vào thời nhà Minh, niên hiệu Gia Tĩnh 15, tức năm 1536. Thờ Đạo giáo.
Đình Vạn Xuân: Ở phía Tây trong Ngự Hoa Viên, được xây dựng vào thời nhà Minh.
Đường Li Thao: Ở phía Đông trong Ngự Hoa Viên, được xây dựng vào thời nhà Thanh, niên hiệu Càn Long 41, tức năm 1779.
Núi Đống Tú: Ở phía Đông Bắc trong Ngự Hoa Viên, được xây dựng vào thời nhà Minh, niên hiệu Vạn Lịch II, tức năm 1583. Cao 10m.
Đình Ngự Cảnh: Cao chót vót.
Các Diên Quân: Nằm phía Tây Bắc trong Ngự Hoa Viên, được xây dựng vào thời nhà Minh.
(Còn tiếp)